Rất nhiều cha mẹ có thói quen sử dụng đèn ngủ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, vì nghĩ rằng con sợ bóng tối, hoặc bật đèn ngủ để tiện hơn cho việc chăm sóc trẻ như: thay tã hoặc cho bú. Nhưng liệu việc dùng đèn ngủ có thực sự cần thiết và tốt cho trẻ?
Nếu sử dụng đèn ngủ, đây là một số lưu ý cần thiết cho cha mẹ:
Nên đặt ánh sáng gần các khu vực bạn sử dụng, nhưng đừng đặt gần khu vực ngủ của con.
Khi em bé còn nhỏ, đèn ngủ thực ra là không nên sử dụng, lúc này đèn ngủ chỉ thích hợp cho bố mẹ để thuận lợi cho việc kiểm tra bé, thay tã hay cho bé ti đêm. Chính vì thế, bố mẹ nên đặt đèn ngủ ở các khu vực để đồ cần dùng, và chỉ bật lên khi cần thiết.
Đảm bảo ánh sáng có công suất thấp và mờ.
Bố mẹ nên chọn đèn ngủ mờ với công suất tầm 4-7 watt, và đảm bảo đèn không bị khuếch tán hay làm chói mắt bé.
Không dùng đèn có tông lạnh, nên dùng đèn có ánh sáng tông ấm, màu vàng đỏ.
Có một sự thật thú vị là ánh sáng tông lạnh màu xanh có hại cho giấc ngủ. Ánh sáng xanh cản trở cơ thể sản xuất melatonin, một loại hormone giúp ngủ ngon. Đây cùng là lý do bố mẹ không nên để tivi trong phòng ngủ cũng như bố mẹ không nên cho bé xem tivi, điện thoại trước giờ đi ngủ ít nhất một, hai tiếng.
Nên dùng đèn ngủ cho con khi bé lớn lên, nếu như bé bị sợ hãi bóng tối hoặc hay bị tỉnh dậy giữa đêm.
Bé sơ sinh không cần dùng đèn ngủ, nhưng khi bé lớn lên, đèn ngủ có thể trở nên hữu ích. Một số bé hay cảm thấy sợ bóng tối hoặc hay nằm mơ, cũng có một số trẻ lớn gặp phải ác mộng, lúc này đèn ngủ với ánh sáng mờ sẽ giúp bé yên tâm để ngủ hơn.
Tuy nhiên bạn phải biết rằng, đối với trẻ sơ sinh, đèn ngủ thực sự không tốt và gây ảnh hưởng không nhỏ. Dưới đây là những tác hại không ngờ của đèn ngủ đối với trẻ nhỏ:
Trẻ khó đi vào giấc ngủ
Không phải là phán đoán chủ quan, khoa học đã chứng minh: trẻ sơ sinh sẽ dễ ngủ hơn nếu ở trong môi trường bóng tối. Ánh sáng ức chế sự tiết melatonin, một hormone tự nhiên giúp khiến trẻ buồn ngủ. Thậm chí nếu bé đã ngủ, ánh sáng vẫn có thể xuyên qua mí mắt và bộ não của trẻ vẫn sẽ không sản xuất melatonin nếu nó bị lẫn lộn giữa ngày và đêm. Cơ thể ít tiết ra melatonin sẽ khiến trẻ khó chịu, tâm trạng bồn chồn, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Gây hại cho hệ thần kinh của trẻ
Sử dụng đèn ngủ thường xuyên cho trẻ sơ sinh còn ngăn cản quá trình cơ thể bé tiết ra chất melatonin – một loại hooc môn được kích thích tiết ra nhiều nhất khi không có sự xuất hiện của ánh sáng. Não bộ chủ yếu chỉ sản xuất ra chất này vào ban đêm, vì thế mà melatonin còn được gọi là “hooc-môn của bóng tối”.
Melatonin đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sức khỏe của hệ thần kinh. Nhờ có melatonin mà trẻ có được giấc ngủ sảng khoái, êm đềm vào ban đêm và không bị mệt mỏi, khó chịu khi thức giấc vào buổi sáng. Vì thế, đừng quên tắt đèn khi trẻ ngủ để thiết lập nhịp điệu sinh học trong não bé, điều hòa giấc ngủ tự nhiên và giúp bé luôn có một tâm trạng thư thái, dễ chịu.
Hệ miễn dịch yếu
Ít mẹ biết rằng, cho con ngủ thường xuyên dưới ánh đèn điện quá sáng, cơ thể con sẽ không sản sinh ra các loại kháng thể chống virus. Trong khi đó, trẻ ngủ trong bóng đêm sẽ sản sinh ra kháng thể chống virus, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tốt nhất, mẹ nên để một chiếc đèn nhỏ ngay cạnh giường, khi trẻ đòi bú, quấy khóc hoặc cần thay tã, bỉm, mẹ chỉ cần với tay bật đèn là được.
Thị giác trẻ kém đi
Ánh sáng đèn ngủ quá sáng không chỉ khiến trẻ mất ngủ, hệ miễn dịch kém mà còn khiến thị giác của trẻ kém đi rất nhiều. Bởi nếu ngủ trong môi trường bóng tối, cơ mi của trẻ hoàn toàn khép lại và thư giãn. Nhưng trong môi trường ánh sáng, cơ mi vẫn hoạt động và không được nghỉ ngơi đầy đủ.
Trẻ có thể bị ung thư hoặc trầm cảm
Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố cũng đã chỉ ra việc sử dụng đèn khi đi ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù.
Đồng thời, theo tiến sĩ Joyce Walsleben, phó giáo sư ĐH Y khoa New York, ngủ dưới ánh sáng đèn quá sáng, cơ thể sẽ bị lẫn lộn giữa ban ngày và ban đêm và không sản sinh ra chất gây buồn ngủ tự nhiên. Điều này khiến cơ thể bé không được thư giãn hoàn toàn và dễ dàng dẫn tới trầm cảm hoặc nguy cơ bị ung thư cao.
Trẻ bị béo phì
Ngủ dưới ánh sáng đèn cũng là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ mà không phải mẹ nào cũng biết. Một nghiên cứu ở đại học Ohio Mỹ, ánh đèn ảnh hưởng tới cân nặng và gây ra mức chênh lệch về lượng đường trong cơ thể (nguyên nhân gây béo phì) trẻ.
Đèn ngủ khiến trẻ chậm lớn
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh.
Tóm lại, khi sử dụng đèn ngủ cho con, bạn phải hiểu nó có thực sự cần thiết hay không? Nếu sử dụng cho mục đích của mẹ thì lưu ý nên đặt ở đâu cho hợp lý. Nếu sử dụng cho trẻ sơ sinh thì khuyến khích không nên. Nếu bé lớn hơn, sợ bóng tối thì đặt ở khoảng cách an toàn và đảm bảo yêu cầu như phân tích trên.
No Responses Yet