Nguy hiểm khủng khiếp khi để stress kéo dài

Stress có nhiều hình thức

Một số stress xảy ra do một sự kiện đơn lẻ, ngắn hạn – ví dụ như có một cuộc tranh cãi với người thân. Khi các điều kiện lặp lại gây ra stress mạnh mẽ và kéo dài trong một khoảng thời gian dài, nó có thể được gọi là “stress mãn tính” hoặc “stress độc hại”.

Mặc dù tất cả stress đều kích thích các phản ứng sinh lý, nhưng stress mãn tính đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể gây hại lớn cho hoạt động của cơ thể và cả não bộ.

Nguyên nhân chính gây ra stress

Stress xảy ra vì nhiều lý do. Cuộc khảo sát Stress in America 2015 báo cáo rằng thu nhập và công việc là hai nguồn gây stress hàng đầu cho người lớn tại Hoa Kỳ trong tám năm liên tiếp.

Những yếu tố gây ra stress khác cũng rất thường gặp bao gồm: trách nhiệm gia đình, lo lắng về sức khỏe cá nhân, các vấn đề ảnh hưởng đến gia đình và kinh tế.

Tác động sinh lý của stress lên não

Stress là một chuỗi phản ứng. Đây là giải thích trích từ Harvard Health Publications của Harvard Medical School: “Khi ai đó trải qua một sự kiện gây stress, amygdala, một khu vực của não bộ đóng góp vào quá trình xử lý cảm xúc, gửi một tín hiệu khẩn cấp đến hypothalamus. Khu vực này của não bộ hoạt động như một trung tâm điều khiển, liên lạc với phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh để người đó có năng lượng để chiến đấu hoặc chạy trốn.”

Phản ứng “chiến đấu hoặc chạy trốn” này chịu trách nhiệm cho các phản ứng vật lý bên ngoài mà hầu hết mọi người liên kết với stress bao gồm tăng nhịp tim, tăng cường giác quan, hít thở sâu hơn và tăng adrenaline. Cuối cùng, một hormone có tên là cortisol được tiết ra, giúp phục hồi năng lượng đã mất trong phản ứng. Khi sự kiện gây stress kết thúc, mức cortisol giảm và cơ thể trở lại trạng thái cân bằng.

Tác động của stress mãn tính lên não

Sự tích tụ cortisol trong não có thể gây ra những tác động nguy hiểm lâu dài. Do đó, stress mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và thần kinh khá nghiêm trọng.

Dartmouth Undergraduate Journal of Science giải thích: “Các chức năng của cortisol là một phần của quy trình tự nhiên của cơ thể. Trong điều kiện thông thường, hormone này hoàn toàn bình thường và lành mạnh. Chức năng của nó là đa dạng.”

Nhưng khi trải qua stress mãn tính, cơ thể sản xuất nhiều cortisol hơn so với khả năng giải phóng của nó. Đây chính là lúc cortisol và stress có thể gây các vấn đề nghiêm trọng. Mức cortisol cao có thể làm mòn khả năng hoạt động của não. Theo một số nghiên cứu, stress mãn tính ảnh hưởng đến chức năng não bộ theo nhiều cách.

Giảm kích thước của não

Stress mãn tính có thể giết chết nhiều tế bào não và thậm chí làm giảm kích thước não. Stress mãn tính còn khiến cho vùng vỏ não tiền đình (tức vùng não chịu trách nhiệm về bộ nhớ, học hỏi, lập kế hoạch, ra quyết định…) bị co lại.

Việc giảm kích thước vỏ não nói trên cũng sẽ dẫn đến suy giảm khả năng tự điều chỉnh và thích ứng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, học tập và ghi nhớ.

Mất làm chủ cảm xúc

Stress mãn tính còn tạo ảnh hưởng tiêu cực lên amygdala (tức là hạch hạnh nhân – phần của não liên quan đến xử lý cảm xúc), làm cho não bộ nhạy cảm hơn với stress, khiến cho việc làm chủ cảm xúc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Như Christopher Bergland viết ở Psychology Today: “Cortisol được cho là tạo ra hiệu ứng domino… tạo ra một não bộ có xu hướng ở trong trạng thái chiến đấu hoặc chạy trốn liên tục.”

Rối loạn trong việc điều chỉnh cảm xúc sẽ dẫn đến các nguy cơ cao hơn như: tự chỉ trích bản thân, suy nghĩ mãi không ngừng về một vấn đề gì đó, lo lắng thường xuyên và cảm giác cô đơn.

Các vấn đề trên rốt cuộc có thể dẫn đến việc khó khăn trong giao tiếp xã hội bình thường và tránh tương tác với người khác.

Cho đến ảnh hưởng lên cả DNA

Stress có thể ảnh hưởng đến DNA của não thông qua di truyền học môi trường, một quá trình trong đó môi trường tương tác với và có thể ngăn chặn hoặc kích hoạt các gen gia đình. Ví dụ, theo nghiên cứu năm 2016, căng thẳng do chấn thương trong tuổi thơ liên quan đến những thay đổi di truyền học môi trường đối với DNA của não và trục HPA.

Nguy cơ rối loạn tâm lý khôn lường

Stress mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Phục hồi sau stress

Hệ thống phục hồi – plasticity hoặc neuroplasticity – là cách thức mà các đường dẫn thần kinh có thể hình thành lại trong não bộ. Đúng là những đường dẫn này – như đường dẫn giữa hippocampus và amygdala – có thể bị hư hại nghiêm trọng do tiếp xúc liên tục với stress, nhưng những thay đổi như vậy không nhất thiết là vĩnh viễn. Mặc dù stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ, nhưng não bộ và cơ thể có thể phục hồi.

Tự nhận thức bản thân và dần điều chỉnh cách thích nghi với stress là khởi đầu cho sự phục hồi.

Người trẻ tuổi, đặc biệt, có khả năng phục hồi nhanh hơn từ tác động của stress, theo Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS). Nhưng càng lớn tuổi thì các thương tổn càng khó phục hồi hơn.

Điều đó không có nghĩa là mọi hy vọng đều mất đối với người lớn tuổi. PNAS chỉ ra rằng “can thiệp”, hoặc các hoạt động chống lại sự bào mòn của stress lên não, hiệu quả dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. Can thiệp bao gồm các hoạt động như: tập thể dục đều đặn, giao tiếp xã hội và hướng tới một mục tiêu ý nghĩa nào đó trong cuộc sống cho phép não có thể dần phục hồi.

Nguồn tham khảo

Touro University (2016). The Mind and Mental Health: How Stress Affects the Brain

The Mind and Mental Health: How Stress Affects the Brain


Abdallah CG, et al. (2017). Chronic pain and chronic stress: Two sides of the same coin?
https://journals.sagepub.com/doi/pdf/10.1177/2470547017704763
Belleau EL, et al. (2018). The impact of stress and major depressive disorder on hippocampal and medial prefrontal cortex morphology.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6380948/
Burokas A, et al. (2017). Targeting the microbiota-gut-brain axis: Prebiotics have anxiolytic and antidepressant-like effects and reverse the impact of chronic stress in mice.
https://cora.ucc.ie/bitstream/handle/10468/3890/2708.pdf
Dioli C, et al. (2019). Chronic stress triggers divergent dendritic alterations in immature neurons of the adult hippocampus, depending on their ultimate terminal fields.
https://www.nature.com/articles/s41398-019-0477-7
Gotink RA, et al. (2016). 8-week Mindfulness Based Stress Reduction induces brain changes similar to traditional long-term meditation practice – A systematic review.
https://www.pdbti.org/wp-content/uploads/2019/11/Gotink-et-al.-2016-MBCT-induces-brain-changes-like-long-term-meditation-practice_-review.pdf
Houtepen LC, et al. (2016). Genome-wide DNA methylation levels and altered cortisol stress reactivity following childhood trauma in humans.
https://www.nature.com/articles/ncomms10967
Karin O, et al. (2020). A new model for the HPA axis explains dysregulation of stress hormones on the timescale of weeks.
https://www.embopress.org/doi/full/10.15252/msb.20209510
Kwak S, et al. (2019). The immediate and sustained positive effects of meditation on resilience are mediated by changes in the resting brain.
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnhum.2019.00101/full
Liu W-Z, et al. (2020). Identification of a prefrontal cortex-to-amygdala pathway for chronic stress-induced anxiety.
https://www.nature.com/articles/s41467-020-15920-7
Lupien SJ, et al. (2018). The effects of chronic stress on the human brain: From neurotoxicity, to vulnerability, to opportunity.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0091302218300098
Mah L, et al. (2016). Can anxiety damage the brain?
https://www.researchgate.net/profile/Linda-Mah/publication/286444113_Can_anxiety_damage_the_brain/links/5a2f64804585155b617a2be8/Can-anxiety-damage-the-brain.pdf
McEwen BS, et al. (2015). 60 years of neuroendocrinology: Redefining neuroendocrinology: Stress, sex and cognitive and emotional regulation.
https://joe.bioscientifica.com/view/journals/joe/226/2/T67.xml
Orem TR, et al. (2019). Amygdala and prefrontal cortex activity varies with individual differences in the emotional response to psychosocial stress.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6435298/
Ouanes S, et al. (2019). High cortisol and the risk of dementia and Alzheimer’s disease: A review of the literature.
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnagi.2019.00043/full
Radley J, et al. (2015). Chronic stress and brain plasticity: Mechanisms underlying adaptive and maladaptive changes and implications for stress-related CNS disorders.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4684432/
Raver CC, et al. (2016). Neuroscientific insights: Attention, working memory, and inhibitory control.
https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1118545.pdf
Renna ME, et al. (2020). Emotion regulation therapy and its potential role in the treatment of chronic stress-related pathology across disorders.
https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/2470547020905787
Siddiqui SV, et al. (2008). Neuropsychology of prefrontal cortex.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2738354/
Stomby A, et al. (2016). Higher diurnal salivary cortisol levels are related to smaller prefrontal cortex surface area in elderly men and women.
https://eje.bioscientifica.com/view/journals/eje/175/2/117.xml
Tyng CM, et al. (2017). The influences of emotion on learning and memory.
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2017.01454/full

Show Comments

No Responses Yet

Leave a Reply